Văn chương Vương_An_Thạch

Ông là một trong bát đại gia về văn xuôi và thơ phú từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 ở Trung Quốc, gồm có: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng và ông.

Thơ

Bài thơ Tết Nguyên Đán của ông

元日爆竹聲中一歲除春風送暖入屠蘇千門萬戶曈曈日總把新桃換舊符Nguyên NhậtBộc trúc thanh trung nhất tuế trừXuân phong tống noãn nhập Đồ TôThiên môn vạn hộ đồng đồng nhậtTổng bả tân đào hoán cựu phù

đã được nhiều người dịch

Tết Nguyên ĐánHết một năm rồi, tiếng pháo đưaGió xuân thổi ấm chén đồ tôNgàn cửa muôn nhà vừa rạng sángĐều đem đào mới đổi bùa xưa.(Trần Trọng San)Tết Nguyên ĐánPháo trúc kêu vang hết một nămRượu Đồ Tô uống đón mừng xuânHỡi xuân nồng hậu, muôn nhà sángThả đào tống cựu, đón bình an.(bản dịch khác)

Ngoài ra ông còn để lại nhiều bài khác như Minh phi khúc.

Giai thoại

Giữa Vương An Thạch và Tô Thức có một giai thoại lý thú.

Tô Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu:

Minh nguyệt sơn đầu khiếuHoàng khuyển ngọa hoa tâm

Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?

Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu, sửa chữ tâm thành chữ âm, thành ra:

Minh nguyệt sơn đầu chiếuHoàng khuyển ngọa hoa âmTrăng sáng soi đầu núiChó vàng nằm dưới hoa

Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:

Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núiCon sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa

Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều.